Luật
dân sự là một ngành luật với vai trò điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính
chất hàng hóa và tiền tệ và các quan hệ nhân thân trong một "nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Các thành phần kinh tế với các hình thức sận xuất kinh doanh đa dạng dựa trên
chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữũ tư nhân, trong đó sở hữu toàn
dân, sở hữu tập thể làm nền tảng. Với tư cách là một công cụ, phương tiện điều
tiết các quan hệ xã hội để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Hiến pháp thể chế
hóa đường lối của Đảng đã vạch ra. Vì vậy, nhiệm vụ của Luật dân sự không thể
tách rời với nhiệm vụ của cách mạng nội chung và pháp luật nói riêng. Nhiệm vụ
của Luật dân sự được quy định tại Điều 1 BLDS.
“Bộ
luật dân sự cố nhiệm vụ bảo vệ qụyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,tổ chức, lợị
ích của Nhà nước, lơi ích công cộng,tạo sự bình đẳng và an toàn pháp lí trong
quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tình thần
của nhân dân, thục đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”,
BLDS
là một bộ phận quan trọng của pháp luật dân sự, cho nên, nhiệm vụ được quy định
cho BLDS có thể được coi là nhiệm vụ của ngành luật dân sự nói chung. Những nhiệm
vụ của luật dân sự là:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức* lợi ích cùa Nhà nước; lợi ích công cộng. Luật dân sự quy định
các quyền, các lợi ích của các chủ thể trong giao lưu dân sự. Thông qua việc
quy định các quyền và nghĩa vụ này, cạc chủ thể biết được những quyền của mình
để yêu cẩu bao vệ hoặc tự bảo vệ quyền của họ. Mặt khác, các chủ thể cung nhận
thức được giới hạn các quyền của họ để không xâm phạm đến quyền của người khác,
không xâm hại đến lọị ích cồng cộng, lợi ích của Nhà nước.
- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý
trong quan hệ dân sự. Bình đẳng giữa các chủ thể là đặc điểm quan trọng trong
phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự, vì nó tạo điều kiện chọ các chủ thể thực
hiện tốt quyền dân sự của mình trong một quan hệ pháp luật dân sự nhất định. Hiện
nay, trong cơ chế thị trường cộ sự quản lý củạ Nhà nước theo định hướng Xã hỏi
chủ nghĩa, việc ghi nhận bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bình đẳng giữa
các hình thức sở hữu là tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, tạo cho mọi
cá nhân "khơi dậy mọi tiềm nặng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người
Việt Nam phát huy ý chí tự lực tự cường ra sức làm giàu cho mình và cho tổ quốc
" (Văn kiện Đại hội VIII). Bình đẳng giữa các chủ thể được thể hiện là
bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên, các chủ thể khi tham gia vào quan
hệ; bình đẳng về trách nhiệm nếu vi phạm các nghĩa vụ của họ.
BLDS
bảo đảm sự an toàn pháp lí bằng cách quy đinh những "hành lang pháp lý",
"những giới hạn" mà trong những hành lang đó, các chủ thể được tự do
hành động. Những quyền và lợi ích hợp pháp được tạo bởi các hành vi trong hành
lang đó, những giới hạn đó được Nhà nước bảo đảm, hậu thuẫn.
- Góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu
vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc
mở rộng các quyền của các chủthể là tất yếu khách quan do nhu cầu khách quan của
sự phát triển xã hội. Luật dân sự không chỉ quy định các quyền tài sản, các quyền
nhân thân của cá nhân và tổ chức mà còn quy định những biện pháp, cách thức để
các chủ thể có thể đáp ứng các quyền đó. Biến quyền dân sự khách quan thành một
quyền dân sự cụ thể của một chủ thể nhất định.
- Giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa,
nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm
mang tính chất tài sản để khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hậi.
Do vậy, các chế tài dân sự không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại
mà còn có tác dụng giáo dục các chủ thể khác tuân thủ các quy định của pháp luật
dân sự, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
Các
nhiệm vụ của luật dân sự là một thể thống nhất, được thể hiện trong các chế định
riêng biệt của luật dân sự. Khi điều tiết các quan hệ, tự nó đã bảo vệ các quan
hệ đó và giáo dục chủ thể bằng các biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng.
Vói
tư cách là một công cụ điều tiết các quan hệ xã hội, phục vụ nhiệm vụ chính trị
trong từng giai đoạn cụ thể của cách mạng, cho nên, khi nhiệm vụ cách mạng thay
đổi, thì nhiệm vụ của nó cũng thay đổi hoặc với nhiệm vụ đó nhưng có nội dung mới
được thực hiện trong điều kiện và hoàn cảnh mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét