Luật
dân sự là hệ thống các quy phạm. Các quy phạm này là những hình mẫu, hành lang
pháp lỵ để các chủ thể khi hành xử phải tuân theo. Đó là các chuẩn mực ứng xử,
giới hạn các chuẩn mực của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự. Về phương
diên xã hội việc thực thi pháp luật của các chủ thể; tuân theo các "chuẩn
mực ứng xử" đó khi tham gia vào các quan hệ dân sự phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
- Bản thân nội dung các quy phạm pháp luật.
Các quy phạm có thực sự phù hợp và phản ánh đúng các điều kiện kinh tế trong xã
hội hay không;
- Ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia
cũng như ý thức pháp luật của các thành viên khác trong xã hội;
- Điều kiện, khả năng áp dụng pháp luật của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tự
bản thân các quy phạm pháp luật không thể"sống"nếu không được áp dụng
trong thực tế cuộc sống. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật dân sự trong cuộc sống
là việc rất quan trọng để biến cắc quy phạm pháp luật trở thành công cụ thực sự,
tích cực điều chỉnh các quan hệ xã hội:
Áp
dụng luật dân sự là những hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
căn cứ vào những sự kiện thực tế đã xảy ra, dựa vào những quy phạm pháp luật
phù hợp với sự kiện thực tế đó để đưa ra quyết định phù hợp với thực tế và những
quy định của pháp luật. Những quyết định được cơ quan có thẩm quyền đưa ra có
thể là:
- Công nhận hay bác bỏ một quyền dân sự nào
đó đối vối một chủ thể {quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền đòi nợ...);
- Xác lập một nghĩa vụ cho một chủ thể nhất định
(bồi thường thiệt hại, trả nợ, giao vật, trả tiền, chấm dứt hành vi vi phạm...);
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để
bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể khác, của Nhà nước (tịch thu tài sản, phạt vi
phạm, quyết định bán đấu giá...).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét