
a.
Quy phạm định nghĩa:
Là những quy phạm trong
đó nêu ra khái niệm và nêu nội dung khái niệm đó. Quy phạm định nghĩa Xác định
phạm vi một sựkiện và giới hạn áp dụng sự kiện đó. Thông thưòng quy phạm, điều
luật dạng này thể hiện dưới dạng X là... Ví dụ: "Đại diện là...: (Điều 139
BLDS…"thời hiệu là. " (Điều 154 BLDS);
b.
Quy phạm mệnh lệnh:
Là
loại quy phạm nêu ra cách xử sự bắt buộc của chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự.
Xử sự này có thể là một hành vi bắt buộc phải thực hiện, thông thường được diễn
tả từ các điều luật dưới dạng "phải"... Ví dụ: ‘Trong trường hợp pháp
luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng vãn bản, phải có công chứng
hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”
(Điều 124 BLDS năm 2005). Loại quy phạm này có những trường hợp thể hiện dưới dạng
duy nhất một sự kiên, ví dụ: "Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt
khi pháp nhân chấm dứt". Quy phạm mệnh lệnh cũng được thể hiện dưới dạng
quy định một hành vi bị cấm không được làm, ví dụ: việc xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi Ích hợp pháp của người khác" (Điều 10 BLDS năm 2005).
Về
nguyên tắc, quy phạm mệnh lệnh là những quy định dứt khoát, các bên tham gia
không thể thoả thuận để thay đổi các quy phạm đó. Những loại quy phạm này không
phổ biến, không đặc trưng cho các quy phạm pháp luật dân sự bởi các quan hệ dân
sự rất đa dạng, phong phú (về chủ thể, khách thể, nội dung). Thông thường, những
quy phạm mệnh lệnh được quy định trong trường hợp: nếu làm khạc đi thì không chỉ ảnh
hưởng đến lợi ích của bên kia mà cọn ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội,
Nhà nước, đến quyền và lợi ích của người khác.
c. Quy phạm tùy nghi lựa chọn:
Là
những quy phạm nêu nhiều cách xử sự khác nhau, trong đó các chủ thể tham gia có
thể lựa chọn một trong các cách đã nêu. Ví dụ: 'Trong trường hợp bên bán giao vạt
với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận, thì bên mua có quyền không nhận
phẩn dôi ra; nếu nhận, thì phải thanh toán theo giá thoả thuận phần dôi
ra" (khoản l Điều 435 BLDS). Trong trường hợp này, pháp luật đưa ra các
cách xử sự khác nhau và người có quyền cổ thể lựa chọn một trong các cách đó.
Loại quy phạm này là dạng "trung chuyển" giữa quy phạm mệnh lệnh và
quý phạm tùy nghi (tiểu mục d). Bồi vì, ở đó các chù thể chi được phép lựa chọn
trong các cách xử sự đã được quy định. Mặt khác, nó cũng tạo cho các chủ thể
các cách lựa chọn khác nhau, tạo điều kiện cắc chú thể phát huy được quyển tự định
đoạt của mình.
d. Quy phạm tùy nghi.
Khác
với các quy phạm đã nêu trên (dự liệu bắt buộc, dự liệu lựa chọn có hạn chế),
các quy phạm tùy nghi theo thoả thuận cho phép các chủ thể tự định đoạt. Giới hạn
sự tự định đoạt này bị hạn chế bởi các nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật
dân sự nói riêng. Ví dụ: "Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận"
(Điều 284 BLDS). Thoa thuận là cốt lõi của mọi hợp đồng dân sự, ở đây các chủ
thể được toàn quyền qụyết định về quan hệ mà họ tham gia. Loại quy phạm này phổ
biến trong các quy phạm pháp luật dân sự. Ngay cả trọng trường hợp pháp luật có
quy định một cách xử sự nào đó thì trước tiện phải được áp dụng theo sự thoả
thuận của các bên và được thể hiện dưới dạng "... Nếu không cố thoả thuận
khác...", "bên thế chấp cố quyền yêu cầu bán đấu giã tài sản the chắp
để thực hiện nghĩa vụ nếu các bên không có thoả thuận khác". Như vậy, việc
thoả thuận có thể giống, có thể khác các quy định của pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét