Theo
nguyên tắc chung, các quy phạm pháp luật dân sự đểu có hiệu lực bắt buộc thi
hành. Nhưng căn cứ vào hình thức của văn bản, cơ quan ban hành và hiệu lực pháp
luật của văn bản, nguồn của Luật dân sự có thể được chia thành các loại sau:
-Hiến
pháp,BLDS; các
Luật, Bộ luật liên quan;
-
các văn bản dưới luật Hiến pháp
Là
đạo luật cợ bản, đạo luật gốc của một quốc gia, là "xương sống, trụ cột"
của hệ thống pháp luật, là cơ sở xây dựng các văn bản pháp luật khác. Hiến pháp
là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, căn cứ vào quy định của Hiến pháp,
Sác ngành luật cụ thể hóa bằng các quy định để tác động tới các quan hệ mà nó
có nhiệm vụ điều chỉnh.
Đối
với Luật dân sự, Hiến pháp là một nguồn đặc biệt quan trọng mặc dù Hiến pháp
chỉ quy định những vấn đẻ chung nhất của Luật dân sự. Hiến pháp năm 1992 quy định
những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội Việt Nam ở giai đoạn đầu thời kỳ quá
độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế thị trường cộ sự điều tiết của Nhà
nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trong Hiến pháp năm 1992, Chương n và
Chương V có những quy định liên quan nhiều nhất đến Luật dân sự:
Chương
H - Chế độ kinh tế: Xác định tính chất của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay
là "Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa", xác nhận sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các
hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể, tư nhân...
Chương
V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
Ngoài
những quyền về chính trị - xã hội, Hiến pháp còn xác nhận những quyền dân sự cơ
bản của công dân, đó là quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu những thu nhập hợp
pháp, của cải để dành, nhà ở; quyền thừa kế, quyền bình đẳng về năng lực pháp
luật của cá nhân; các quyền nhân thân và quyền tài sản khác...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét