Phần
thứ tư: Thừa kế.
Phần
này gồm 4 chương, 57 điều (từ Điều 634 đến 689) quy định việc dịch chuyển di sản
của người chết cho những người còn Sống; về người để lại di sản, người hưởng di
sản; những nguyên tắc của việc dịch chuyển di sản và các trình tự dịch chuyển
di sản; thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp . luật. BLDS quy định những
nguyên tắc cơ bản của thừa kế là bình đẳng, quyền tự định đoạt của người có di
sản để lại và của người hưởng di sản. Nhằm bảo vệ quyền tự định đoạt của người
có di sản, Bộ luật quy định về việc thừa kế theo di chúc và các hình thức của
di chúc, quyền của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ thông
qua di chúc. Người thừa kế cộ quyền nhận hay không nhận di sản thừa kế, nếu nhận
di sản họ phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại trong phạm vi di sản đã
nhận. Phần này cũng xác định những trường hợp thừa kế theo luật, những người thừa
kế và các hàng thừa kế; thừa kế thế vi và thừa kế của những người liên quan.
Ngoài ra, còn qụy định về trình tự thanh toán di sản và cách thức phân chia di
sản theò di chúc hoặc theo pháp luật.
Phần
thứ năm: Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất Phần này gồm 8 chương, 48
điều (từ Điều 688 đến Điều 735). Đất đai là loại tài sản đặc biệt thuộc chế độ
sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Luật đất đai năm 2003 quy định
cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định và có các quyền:
chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, góp vốn, thế chấp
và thừa kế quyền sử dụng đất. Khi quyền sử dụng đất được xảc lập theo quy định
của Luật đất đai thì các quyền đó là các quyền dân sự đặc thù. Phần thứ năm quy
định những quy tắc chùng; những hợp đồng cũng như việc thừa kế quyền sử dụng đất.
Quy
định chung về điều kiện, hình thức, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và cụ thể
cho từng loại chuyển quyền sử dụng đất có những đặc thù riêng. Những qụy định về
chuyển quyền sử dụng đất là chế định mới trong luật dân sự. Những quy định này
nhằm bảo vệ quyền của những người có quyền sử dụng đất là cá nhân, hộ gia đình,
phù hợp với các quan hệ thực tế đang tồn tại nhưng cũng bảo vệ quyền lợi của
Nhà nước và sự kiểm soát của Nhà nước đối với loại tài sản đặc biệt này.
Phần
thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, gồm 3 chương, 22 điều
(từ Điềụ 736 đến Điều 757).
Nội
dung phần này quy định những quyền cơ bản của người tạo ra “sản phẩm trí tuệ"
- loại tài sản vô hình; đó là tác phẩm và các đối tượng sở hữu công nghiệp. Phần
này quy định các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả; quyền của chủ sở hữu
tác phẩm; quy định về văn bằng bảo hộ và các quyền nghĩa vụ của những chủ thể
liên quan; quy định về trình tự, thủ tục chuyển giao các "sản phẩm trí tuệ"
từ chỗ thể này sang chủ thể khác thông qua hợp đồng sử dụng tác phẩm và hợp đồng
chuyển giao công nghệ. BLDS quy định quyền tác giả, quyền chủ văn bằng bảo hộ từ góc
độ là một quyền dân sự, còn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước
như: thủ tục đăng ký quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp hoặc xử lý vi phạm
được quy đinh trong các văn bản pháp luật khác.
Phần
thứ bảy: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Gồm 20 điều (từ Điều 758 đến Điều
777).
Phần
này quy định về thẩm quyền và pháp luật được áp dụng khi giải quyết các tranh
chấp dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài xảy ra.
Khi
BLDS được ban hành với tư cách là nguồn chủ yếụ quan trọng thì các đạo luật khác
có giá trị như là nguồn bổ trợ. Bởi vì, BLDS có quy định: Nếu pháp luật có quỵ
định hoặc trong BLĐS chỉ dẫn rõ một đạo luật nào đó được áp dụng thì áp dụng
quy định đó. Với ý nghĩa đó, các luật nhữ Luật hôn nhân và gia đình, Luật công
ty, Luật doanh nghiệp , Luật phá sản doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, Luật về bảo vệ và phát triển rừng... là nguồn của luật dân sự.
Nghị quyết của Quốc hội
Văn
bản do Quốc hội ban hành, có hiệu lực như văn bản pháp luật. Kể từ khi ban hành
BLPS, Quốc hội đã ban hành 2 nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vối
luật dân sự. Nghị quyết ngày 28/10/1995 về việc tiu hành BLDS. Nghị quyết đã liệt
kê những văn bản pháp luật hết hiệu lực khi BLDS bắt đầu có hiệu lực và quy định
phạm vi áp dụng BLDS để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước ngày BLDS có
hiệu lực; Nghị quyết 58 ngày 20/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập
trước ngày 1/7/1991 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp
liên quan đến giao dịch dân sự về nhà ở giai đoạn hước ngày 1/7/1991, nội dung
có tính đến mọi mặt xã hội đối với vấn đệ nhà ở. Cùng với việc thông qua và cộng
bố BLDS năm 2005 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45/2005/QH 11 về việc thi
hành BLDS năm 2005.
Các văn bản dưới luật
T
+ Pháp lệnh: Là văn bản do ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Trước đây, khi
chưạ ban hành BLDS, thì pháp lệnh là loại nguồn quan trọng phổ biến của luật
dân sự. Nhưng đến nay, các pháp lệnh đó không còn hiệu lực. Các pháp lệnh sau
này có thể được ban hành để giải thích, hướng dẫn cụ thể những quy định của
BLDS, hoặc pháp lệnh sẽ quy định những lĩnh vực mà luật chưa đủ chín muồi để
ban hành.
+
Nghị định cửa Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư, Chỉ thị
của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ.
Các
loại văn bản này có ý nghĩa với từng loại quan hệ trong một lĩnh vực cụ thể; có
nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích những quy định của BLDS. Những quy định của các
bộ, cơ quan ngang bộ được áp dụng giải quyết cho các quan hệ tương ứng.
+
Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,, các Báo cáo tổng kết của
Toà án nhân dân tối cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét