Tương
ứng với mỗi ngành luật có môn khoa học pháp lý về ngành luật đó, với ngành luật
dân sự có khoa học luật dân sự. Với tư cách là một môn học, một phân ngành khoa
học pháp lý, khoa học luật dân sự là hệ thống những khái niệm, những quan điểm,
phạm trù... về những vấn đề rất khác nhau của luật dân sự. Nó bao gồm việc xác
đinh Luật dân sự như là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, các
quan hệ xã hội mà Luật dân sự điều chỉnh, các phương pháp điều chỉnh các đặc
trưng của quan hệ pháp luật, cấu thành các quan hộ đó..., về lịch sử hình thành
và phát triển của Luật dân sự, mối liên kết giữa các chế định luật dân sự và
vói các ngành luật khác. Khoa học luật dân sự nghiên cứu bản thân các quy phạm
pháp luật dân sự, tính mâu thuẫn và thống nhất của nó, việc áp dụng Luật dân sự
trong dời sống xã hội, đưa ra nhũng giải thích co tỉnh khoa học các quy phạm
pháp luật dân sự, tìm các lỗ hổng trong pháp luật và biện pháp khắc phục những
lỗ hổng đó...
Khoa
học luật dân sự xây dựng trên cợ sở luật thực định nhưng không đổng nghĩa với
luật thực định.
Với
tư cách là một môn học trong các trường chuyên ngành luật, Luật dân sự có vai
trọ, vị trí như những môn học khác, đó là môn chuyên ngành nghiên cứu luật dân
sự như là môn học được xâỵ dựng trên hệ thống lý luận truyền thống và hiện đại
và trên cơ sò luật thực định. Chương trình môn học được kết cấu theo nội dung
sau:
Phần
thứ nhất: Lý giải Luật dân sự như là một ngành luật độc lập, có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng; các nguyên tắc, nhiệm vụ của Luật dân sự, nguồn của
Luật dân sự và việc áp dụng Luật dân sự; nghiên cứu quan hệ pháp luật dân sự như
là một loại quan hệ xã hội đặc biệt được các quy phạm pháp luật điều chỉnh; các
thành tố cấu thành của quan hệ pháp luật dân sự: chủ thể, khách thể và nội
dung; những yếu tố riêng biệt và các căn cứ làm phát sinh các quan hệ pháp luật
dân sự; thời hạn, thòi hiệu..
Phần
thứ hai: Tài sản và quyền sở hữu.
Nghiên
cứu những khái niệm chung về tài sản, quyền sở hữu, sự phát triển các quan hệ sở
hữu, quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu và các hình thức sở hữu, các căn cứ
làm phát sinh, chán dứt quyền sở hữu, phương thức bảo vệ quyền sở hữu và những
hạn chế về quyền sở hữu.
Phần
thứ ba: Quyền thừa kế
Xem
xét việc kế quyền tổng hợp của người sống đối với quyền và nghĩa vụ cùa người
chết. Việc dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống theo ý
chí của họ lúc còn sống và theo diện và hàng thừa kế.
Phần
thứ tư: Nghĩa vụ và hợp đồng
Đề
cập đến những quy định chung về nghĩa vụ như là một loại quan hê pháp luật dân
sự liên quan đến việc dịch chuyển tài sản và dịch vụ từ chủ thể nay sang chủ thể
khác; các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ; các thành tố cấu thành quan hệ nghĩa vụ
dân sự, việc thực hiện cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Phần
thứ năm: Những qụy định về chuyển quyền sử dụng đất xem xét điều kiên, nguyên tắc
chuyển quỵền sử dụng đất * một loại tài sản đặc biệt.
Phần
thứ sáu: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ nghiên
cứu về quyền cùa chủ thể đối với loại tài sản vô hình - quyền sở hữu trí tuệ;
các thành tố cấu thành quan hệ về quyền tác giả, quyền sở hữu cộng nghiệp và việc
chuyển giao các đối tượng đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét