Ngày
2/9/1945 - Ngày tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Việc điều hành đất nước phải được thể chế
hóa bằng các quy định của pháp luật. Ngày 10/10/1945, không lâu sau ngày nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch HỒ Chí Minh đã ký sắc lệnh 90/SL cho
phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc - Trung - Nam cho đến lúc ban
hành những bộ luật duy nhất cho toàn quốc nếu "những luật lệ ấy không trái
với nguyên tắc độc lập của nước Việt nam và chính thể dân chủ cộng hòa". Với
tinh thần đó, các bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu 1883; Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931
và Bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng việt Trung Kỳ Hộ luật) 1936 được tiếp tục thi
hành. Như vậy, tại bà miền Bắc - Trung - Nam tồn tại ba bộ dân luật 1883,1931,
1936* Tiếp đó, trong điều kiện chiến tranh khốc liệt của cuộc kháng chiến chống
Pháp, để điều hành công việc Nhà nước và điều chỉnh các giao lưu dân sự trong
điều kiện và hoàn cảnh mới, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh, trong đó
Sắc lệnh 97/SL ngày 22/5/1950 "Sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân
luật" có một ý nghĩa đặc biệt trong sự phát triển của luật dân sự. sắc lệnh
này một mặt không hủy bỏ những quy định của các bộ dân luật cũ, mặt
khác nó bổ sung, thay đổi làm cho các bộ luật của "đế quốc phong kiến"
có nội dung mới, đem đến những biến đổi thực sự trong cách thức sinh hoạt và tư
tưởng của nhân dân Việt Nam, đặt cơ sở, những nguyên tắc cơ bản cho sự hình
thành và phát triển của luật dân sự - pháp luật dân sự của một Nhà nước độc lập,
có chủ quyền. Những nguyên tắc thật sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân dân sâu
sắc và cho đến nay tuy đã non nửa thế kỷ vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa chủ đạo cho
sự hình thành và vận dụng các quy định pháp luật dân sự mới. Đó là các nguyên tắc
"Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khi người ta hành xử nó đúng với
quyền lợi của nhân dân” (Điều 1). "Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng
các vật thuộc quyền sỏ hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến
quyền lợi của nhân dân" (Điều 12). “Người đàn bà có chồng có toàn năng về
mặt bộ” (Điều 6). “Khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một bên vì
điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu"
(Điều 13)... Những nguyên tắc được quy định trong Sắc lệnh 97/SL làm biến đổi
sâu sắc bản chất nhũng quy định của các bộ dân luật trước đó, làm cho các quy định
này mang nội dung mói phù hợp với bản chất của xã hội mới. Các BLDS của phong
kiến, đế quốc đã bị hủy bỏ theo Chỉ thị 772/TATC ngày 10/7/1959 "Về vấn đề
đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc".
*
Hiến pháp năm 1959 ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển của quá trình lập
pháp Việt Nam, Hiến pháp của Nhà nước dân chủ cộng hòa, Hiến pháp của thòi kỳ
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Luật hôn
nhân và gia đình được ban hành đã tách một mảng quan hệ xã hội quan trọng không
nằm trong đối tượng . điều chỉnh của luật dân sự.
Từ
đầu những năm 80, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh
các quan hệ dân sự. Đặc trưng của các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ
dân sự trong giai đoạn này là chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp cao độ, biện pháp hành chính được sử dụng phổ biến
làm biến dạng các quan hệ dân sự với những đặc trưng của nó bình đẳng, tự định
đoạt giữa các chủ thể. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính đã phổ cập
trong các quan hệ dân sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét