Trong
giai đoạn này, các văn bản pháp luật được ban hành dưới dạng Nghị định của
Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng chính phủ về kinh tế, không có văn bản dưới
luật mang tính dân sự. Nhiều lĩnh vực dân sự không được điều chỉnh trực tiếp
như thừa kế; quyền sở hữu trí tuệ... Những quy định về nghĩa vụ dân sự đã được
quy định nhưng chủ yếu về nhà ở; về vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Các quy định
này mang nặng tính chất hành chính.
Để
khắc phục các khiếm khuyết, những lỗ hổng trong đời sống xã hội không được điều
chỉnh bằng các văn bản pháp luật dù dưới dạng Nghị định, Toà án nhân dân tối
cao đã ban hành các thông tư, chỉ thị. Ngoài ra, hàng năm TANDTC tổng kết kinh
nghiệm xét xử hướng dẫn TAND các cấp giải quyết các tranh chấp dân sự. Những
thông tư, chỉ thị, nghị quyết của Toà án nhân dân tối cao có giá trị như pháp
luật đối với Toà án cấp dưới. Trong nhiều trường hợp, Toà án nhân dân tối cao đã
giải thích những Nghị định quá rộng làm biến dạng và không loại trừ những trường
hợp trái cả các quy định của pháp luật.
Nhưng
xét lại những vấn đề nêu trên dưới góc độ lịch sử, điều kiện và hoàn cảnh của đất
nước trong giai đoạn đó, chúng ta có thể
thấy rằng khó có thể có lựa chọn nào khác. Đất nước đang có chiến tranh, mục
tiêu của chúng ta là hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập trung mọi
nguồn lực, sức người, sức của để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao của Cách mạng, cho
nên các quan hệ dân sự mang tính hành chính hoá và được giải quyết một cách
nhanh chóng.
Từ
giữa những năm 80, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triền nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước định hướng Xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, Nhà nước đã ban hành nhiều
vặn bản pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới
kinh tế- xã hội. Nhìn chung, các văn bản này đã góp phần phát huy tiềm năng của
các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Bước
đầu thể hiện được những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự nguyện,
bình đẳng, hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau phù hợp với thông lệ quốc tế
trong giao lưu dân sự.
Gác
văn bản ban hành trong giai đoạn này có tính hiệu lực tương đối cao thể hiện dưới
dạng Luật, Pháp lệnh và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các Luật và Pháp lệnh
được Quốc hội và Hội đồng nhà nước ban hành. Các văn bản pháp luật dân sự hoặc
có liên quan đến lĩnh vực dân sự như Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật quốc tịch
(1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh
về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về
thừa kế (1990), Pháp lệnh về hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991),
Pháp lệnh xuất cảnh, nhập, cảnh,cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt
Nam (1992).
Năm
1992, Nhà nước ta ban hành Hiến pháp mói - Hiến pháp của nước Gông hòa xã hội
chồ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trên cỡ sở Hiến pháp năm 1992, hàng
loạt các văn bản pháp luật được ban hành, số đổi, điều chỉnh cho phù hợp với
Hiến pháp: Luật đất đai , (1993); Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức
trong nước được giao đất, cho thuê đất; Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam; Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả
(1994). Để hướng dẫn các Luật, các Pháp lệnh, Chính phủ ban hành nhiều Nghị định,
ngoài ra các cơ quan ngang bộ ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định...
Trong
thực tế, còn nhiều vấn đề về dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh như: Các
quan hệ về sở hữu tài sản, nghĩa vụ dân sự; các loại hợp đồng dân sự thông dụng;
vấn đề bồi thường thiệt hại; về thực hiện công việc không có ủy quyền; được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật; các quan hộ dân sự có yếu tố nước
ngoài... Mặt khác, do sự chuyển đổi của nền kinh tế, cơ chế quản lí kinh tế,
nhiều quy định trong các văn bản pháp luật dân sự, kinh tế không còn phù hợp vổi
giai đoạn đổi mói; Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc áp dụng pháp luật
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Vì
thiếu văn bản pháp luật, cho nên Toà án các cấp phải vận dụng các báo cáo tổng
kết của Toà án nhân dân tối cao để giải quyết các vụ việc, những tranh chấp nảy
sinh trong thực tế.
BLDS
được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/96 đánh dấu một bước quan trọng trong
quá trình lập pháp của Nhà nước ta. Bộ luật có tầm quan trọng "sau Hiến
pháp" điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp, làm nền tảng và định
hướng cho việc phát triển các quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động.
BLDS được ban hành có quy mô lớn nhất trong các bộ luật từ trước đến nay, nhưng
vì phạm vi điều chỉnh của Bộ luật quá rộng lớn, cho nên cần phải có rất nhiều
các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện và phải thành lập nhiều cơ quan chức
năng để thực hiện các quy định của BLDS.
Qua
10 năm thi hành, BLDS đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo lập hành lang
pháp lý điều chỉnh các quan hệ dân sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích Nhà nước và lại
ích công cộng. Tuy nhiên, BLĐS cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như sau:
BLDS là luật chung trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa
các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng theo nguyên tắc tự thoả thuận và tự chịu
trách nhiệm, nhưng thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật của nước ta cho thấy
nhiều văn bản pháp luật đểu khoanh vùng áp dụng của các văn bản đó nên hiệu lực
áp dụng của BLDS đã bị hạn chế rất nhiều; một số quy định trong BLDS không còn
phù hợp với thực tế, có những quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, quỵ định
quá chung; trong BLDS còn có những quy định mang tính hành chính... Ngoài ra,
nhiều Luật mói được ban hành có những nội dung liên quan đến BLDS nhưng trong
BLDS chưa được điều chỉnh hoặc chưa bổ sung sửa đổi cho phù hợp dẫn đến sự mậu
thuẫn, bất cập trong hệ thống pháp luật. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
BLDS cốn có nhũng quy định chưa tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ
quốc tế.
Để
khắc phục tình trạng trên tháng 6/2005 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 7 đã thông
qua BLDS sửa đổi. BLDS năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét